News Ticker

Menu

Người đóng góp cho blog

Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc tọa lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cách đất liền 480m, diện tích tự nhiên 6,34ha, gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc lẻ và Hòn Đá Bạc…
Xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là nơi Đảng bộ tỉnh tour du lịch Cà Mau lãnh đạo hàng trăm gia đình vào đây lập “làng rừng” để chở che, nuôi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng. Hưởng ứng phong trào Đồng khởi 1960, Đảng ủy xã Khánh Bình Tây phát động nhân dân nổi dậy phá khu trù mật của địch, chống khủng bố, càn quét, lập công trường sản xuất súng, lựu đạn, mã tấu, giao gâm…
Là vùng căn cứ cách mạng, nên trong hai cuộc chiến, địch tập trung toàn bộ lực lượng chủ lực và phương tiện chiến tranh đánh phá ác liệt, chúng mở nhiều chiến dịch, nhiều cuộc càn quét đánh vào vùng căn cứ U Minh như: “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” “Nhổ cỏ U Minh”… hòng tiêu diệt lực lượng của ta, mà xã Khánh Bình Tây là một trong các trọng điểm của chúng, gây cho dân ta nhiều đau thương mất mát, trên 100 đồng bào ta bị sát hại, có gia đình chết chung một hầm 27 người…
Tháng 6 năm 1970, địch chiếm đóng Hòn Đá Bạc, chúng bố trí một trung đội pháo và đặt hai khẩu pháo 105 ly nhằm khống chế toàn bộ biển Tây cho đến sông Ông Đốc và vào đất liền. Ngày 7 tháng 12 năm 1971, cùng với phong trào chung của tỉnh, quân dân xã Khánh Bình Tây bao vây bức rút đồn Hòn Đá Bạc và các đồn còn lại trong xã. Kết quả ta tiêu diệt và bắn bị thương hàng trăm tên địch, thu trên 100 ngàn đạn các loại, 300 đạn pháo 105 ly và nhiều quân trang quân dụng khác. Chiến thắng của quân dân xã Khánh Bình Tây góp phần không nhỏ cho công cuộc kháng chiến giải phóng tỉnh nhà, giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày giải phóng, cả nước bắt tay khắc phục những hậu quả của chiến tranh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về đời sống, diễn biến các loại tội phạm ngày càng phức tạp… Trong bối cảnh đó, bọn phản động quốc tế ráo riết tiến hành kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, chúng bí mật đưa gián điệp, biệt kích, chuyển nhiều loại vũ khí, tiền bạc về nước, chúng sử dụng những tên lính lưu vong làm lực lượng nồng cốt, móc nối, tập hợp với những tên phản động trong nước liên kết thành những tổ chức, liên minh phản cách mạng để thực hiện các kế hoạch bạo loạn, cướp chính quyền. Đặc biệt là tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”do Lê Quốc Túy làm Chủ tịch, Mai Văn Hạnh đồng Chủ tịch ủy viên sáng lập, Huỳnh Vĩnh Sanh đồng Chủ tịch quốc nội phụ trách trí thức, Hồ Thái Bạch phụ trách cao đài quốc nội, Lê Quốc Quân (em ruột Lê Quốc Túy) phụ trách lực lượng vũ trang, các tên Trần Văn Bá, Lê Văn Hân, Trần Văn Vệ, Bùi Văn Nam Sơn được giao nhiệm vụ tổ chức huấn luyện tại mật cứ ở nước ngoài để tung gián điệp, biệt kích về hoạt động tại Việt Nam.

Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh nhiều lần đi các nước để cấu kết với các tổ chức thù địch với Việt Nam để xin vũ khí, đạn dược, tiền bạc… chúng còn đến các trại tỵ nạn để tuyển mộ lực lượng đưa về huấn luyện tại mật cứ. Từ khi thành lập đến năm 1984, chúng đã mở 14 lớp huấn luyện, tổng số 400 tên, mổi tên có một bí số riêng.
Ngày 06 tháng 01 năm 1981, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh bắt đầu tổ chức đưa lính biệt kích vào Việt Nam, toán gián điệp đầu tiên do Lê Hồng Dự mang bí số K34 làm toán trưởng xâm nhập bằng đường bộ vào tỉnh An Giang, chúng âm mưu móc nối với tổ chức phản động, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho những bước hoạt động tiếp theo.
Nhưng với ý thức cảnh giác và sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng An ninh kịp thời phát hiện, truy lùng, bắt gọn những tên xâm nhập và lập chuyên án đấu tranh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ nội vụ triệu tập một số cán bộ chủ chốt của lực lượng An ninh, Trưởng ty Công an các tỉnh bàn kế hoạch chống bọn gián điệp, biệt kích xâm nhập vào Việt Nam.
Qua nghiên cứu, điều tra, đơn vị An ninh của ta nhanh chống làm rõ hệ thống tổ chức phản động ở nước ngoài do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, cũng như ý đồ của bọn phản động quốc tế sử dụng tổ chức này để chống phá Việt Nam. Vì vậy chúng ta dự báo được tuyến đường xâm nhập, địa bàn hoạt động của chúng và đề ra phương án chống lại chúng.
Đúng như dự đoán, ngày 12 tháng 5 năm 1981, chúng cho một toán gồm 09 tên xâm nhập bằng đường biển vào địa bàn huyện Trần Văn thời, đây là toán biệt kích mở đường cho hướng xâm nhập mới, đồng thời giữ vai trò là “Tổ đầu cầu” có nhiệm vụ móc nối với các tổ chức phản động trong nước, duy trì liên lạc giữa bọn bên trong với trung tâm chỉ huy của chúng ở nước ngoài, tiếp nhận lực lượng biệt kích, vũ khí phân phối cho các tổ chức phản động trong nước. Nhưng với tinh thần cảnh giác, lực lượng An ninh của ta, kịp thời phát hiện truy bắt gọn toàn bộ nhóm biệt kích khi chúng chưa kịp liên lạc với trung tâm chỉ huy. Qua công tác đấu tranh, giáo dục, các đối tượng bị bắt đều nhận được tội trạng và tình nguyện cộng tác với ta để lập công chuộc tội. Chiến công đầu tiên này có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở ra cho ta hướng đấu tranh mới là “Dùng người của địch để đánh lại địch”.
Nhằm thực hiện kế hoạch mới, Lãnh đạo Bộ Nội vụ, tổ An ninh K4/2 tổ chức cuộc họp và đề ra mục tiêu, biện pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh, đấu trí nhằm đưa toàn bộ lực lượng xâm nhập của địch theo ý đồ của ta, để ta tiêu diệt. Qua cuộc họp, Bộ Nội vụ thành lập Ban chỉ đạo gồm những đồng chí dày dạn kinh nghiệm ở Bộ và Công an các tỉnh để tổ chức triển khai kế hoạch phản gián mang bí số KHCM12 (Kế hoạch CM12). Kế hoạch CM12 là kế hoạch phản gián có tầm cở chiến lược vì đối tượng đấu tranh của ta gồm hàng ngàn tên ở trong nước và ngoài nước, địa bàn đấu tranh rộng khắp các tỉnh phía Nam, trãi dài dọc biển Đông đến các đảo phía Bắc và vươn ra đến các nước trong khu vực. Đồng thời phải triển khai đồng thời, đồng bộ nhiều kế hoạch phản gián liên hoàn trong một thời gian dài trên địa bàn rộng với các loại đối tượng khác nhau. Do đó mọi lực lượng, mọi chuyên án liên quan đến kế hoach CM12 phải được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất và chặt chẻ của Ban chỉ đạo kế hoạch CM12.
Thực hiện kế hoạch, Ban chỉ đạo quyết định tiến hành việc bắt liên lạc với trung tâm chỉ huy của địch. Để bảo đảm cho phiên liên lạc, ta động viên, thuyết phục và đặt niềm tin cho hiệu thín viên, tạo điều kiện cho hiệu thín viên làm chủ máy móc. Chiều ngày 22 tháng 5 năm 1981 ta tổ chức thành công phiên liên lạc, khi tiến hành liên lạc, trung tâm của địch không mảy may nghi ngờ và hứa thực hiện các phiên liên lạc tiếp theo, bức điện ngắn có nội dung “Tàu đã vào đến nơi, anh em an toàn”. Cũng chính từ đây, kế hạch CM12 được triển khai trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Đồng chí Trần Phương Thế tức Tám Thậm lúc đó là trưởng phòng bảo vệ chính trị công an tỉnh Minh Hải được giao nhiệm vụ đóng vai người cơ sở nội địa của “Tổ đặc biệt” mang bí số NK01 đã tiếp xúc các đầu mối của địch và trực tiếp gặp Mai Văn Hạnh.
Từ thời điểm này, lực lượng An ninh của ta đã làm chủ hoàn toàn, “chiếc bẩy” được giương ra mà bọn Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cũng như quan thầy của chúng không hề hay biết, mà còn sẵn sàng thực hiện mọi yêu cầu của “lực lượng xâm nhập” và được kiểm soát, điều khiển của ban chỉ đạo kế hoạch CM12.
Ngày 09 tháng 9 năm 1981, Ban chỉ đạo kế hoạch CM12 sắp đặt cho xâm nhập chuyến hàng tiếp theo bằng đường biển, trên con tàu quốc doanh đánh cá tỉnh Phú Khánh. Vừa tiếp đất, toán biệt kích bị ta bắt gọn mà bọn cầm đầu ở trung tâm không hay biết, không mảy may nghi ngờ mà còn tập trung chuẩn bị một số lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh, mở nhiều lớp huấn luyện biệt kích, lập các đài liên lạc vô tuyến, sắm thêm đội tàu vận tải, in tiền giả Việt Nam để đưa vào nước ta và liên tục thực hiện những bước phiêu lưu mới.
Ngày 21 tháng 9 năm 1981, chúng đưa vào 10 tấn vũ khí. Đầu tháng 02 năm 1982 ta nhận được bức điện có nôi dung “Tàu sẽ đổ hàng vào đêm rạng 05 tháng 02 năm 1982, chuẩn bị đổ từ Hòn Đá Bạc đến rạch Tiểu Dừa, địa điểm cụ thể do “Tổ đặc biệt” quyết định, một tuần vào một chuyến khoảng 115 tấn vũ khí, có tất cả sáu chuyến. Ngày 13 tháng 4 năm 1982, bọn chúng đưa 2 tàu Thái Lan xâm nhập vào Đầm Cùng. Ngày 01 tháng 6 năm 1982 chúng cho 2 tàu B2 và B3 chở lính biệt kích và vũ khí xâm nhập vào Lung Tràm… Do nắm chắc được kế hoạch, âm mưu, ý đồ của của địch, nên Ban chỉ đạo kế hoạch CM12 liên tục cung cấp cho chúng những tin tức hấp dẫn, buộc chúng lần lượt thực hiện 20 chuyến xâm nhập lính biệt kích, vũ khí, phương tiện chiến tranh và tiền giả về Việt Nam. Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cũng được ta sắp đặt, lần lược về nước nhiều lần để tham quan “Mật cứ” cũng như gặp bọn cầm đầu các tổ chức phản động trong nôi địa.
Ngày 09 tháng 9 năm 1984, lực lượng An ninh của ta đón bắt chuyến xâm nhập cuối cùng trong kế hoạch CM12 tại Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. Trong chuyến cuối cùng này ta bắt được tên Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá và trên 100 tên biệt kích, gián điệp, số còn lại ngoan cố chống cự bị ta nổ súng tiêu diệt, ta thu được 2 tàu và hơn 2.000 khẩu súng gồm: DKZ, B40, đại liên, trung liên, tiểu liên và 867.186 đạn các loại, 20.000 lựu đạn, 10.787 đạn B40, 21 đạn DKZ, 1.000kg thuốc nổ, 9 máy vô tuyến điện, 2 máy bộ đàm, 300 triệu tiền giả Việt Nam và nhiều quân trang quân dụng khác.
Đến tháng 12 năm 1984, ta bắt và truy bắt toàn bộ gián điệp, biệt kích xâm nhập và đưa vụ án ra xét xử công khai tại thành phố Hồ Chí Minh, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn đồng bào, cùng hàng trăm nhà báo trong nước và quốc tế.
Kế hoạch CM12 thắng lợi là một chiến công lớn của lực lượng An ninh ta, thắng lợi đó đã làm thất bại âm mưu, ảo vọng lật đổ chính quyền cách của lực lượng thù địch, phản động ở trong nước cũng như nước ngoài, thắng lợi đó càng khẳng định trình độ tổ chức, trình độ nghiệp vụ, trình độ chỉ huy của lực lượng An ninh và tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, sáng tạo của những cán bộ chiến sỉ tham gia kế hoạch CM12. Qua chiến công, hai tập thể, ba cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Hòn Đá Bạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia ngày 22 tháng 6 năm 2009.

Share This:

Post Tags:

Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like #