News Ticker

Menu
Previous
Next

Tin mới nhất

Sự Kiện

Điểm đến

Tin tức

Kinh nghiệm du lich

Khách sạn Cà Mau

Người đóng góp cho blog

Recent Posts

Cẩm nang du lịch đất mũi Cà Mau

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015 / No Comments
Đến Cà Mau du khách được đắm mình trong màu xanh của biển khơi và những rừng tràm nơi địa đầu Tổ quốc

Cà Mau là điểm đến thích hợp để trốn cái lạnh co ro của miền Bắc và cái nắng nóng của miền Trung.

Thời điểm du lịch

Cà Mau có khí hậu mát mẻ quanh năm tuy nhiên bạn nên tới đây vào mùa khô, từ tháng 12 - 4 năm sau.

Phương tiện di chuyển

Máy bay: Từ sân bay Cần Thơ du khách di chuyển tới Cà Mau bằng xe giường nằm. Giá một vé từ 125.000 đến 150.000 đồng.

Ô tô: Từ Sài Gòn, du khách mua vé tại bến xe miền Tây để về Cà Mau. Giá một vé dao động từ 150.000 đến 200.000 đồng.

Nghỉ ngơi

Giá phòng nghỉ ở Cà Mau dao động từ 200.000 đến 600.000 đồng tùy chất lượng.

Nếu đi du lịch bụi, bạn cũng có thể xin nghỉ lại nhà dân.

Điểm tham quan

Mũi Cà Mau là nơi đặt cột mốc tọa độ GPS 0001 (cây số 0). Cột mốc này mang hình một con tàu no gió, vươn mình ra biển. Đây là nơi duy nhất bạn có thể quan sát cả mặt trời mọc và lặn.

Mũi Cà Mau, điểm đến yêu thích của nhiều phượt thủ. Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn.


Rừng U Minh nằm tiếp giáp với vịnh Thái Lan, được xếp vào quần thể rừng quý hiếm và phong phú, với hơn 250 loài thực vật và nhiều loại chim quý. Đây cũng là nơi những mẩu chuyện về bác Ba Phi ra đời.

Sân chim Ngọc Hiển có diện tích 130 ha. Đây là nơi tập trung các loài chim quý hiếm và mảng thực vật phong phú. Xen kẽ màu xanh bạt ngàn của rừng đước, tràm là những nhánh sông đỏ nặng phù sa. Điều này sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thanh bình, yên ắng.

Đảo Hòn Khoai nằm ở huyện Ngọc Hiển, cách đất liền 14,6 km. Hòn đảo này ấn tượng bởi những dãy đá rộng lớn, những mảng đồi nhấp nhô và rừng xanh bao phủ.

Đá Bạc là hòn đảo đẹp nổi danh và thuần nét nguyên sơ với những tảng đá đủ sắc màu, ước tính hình thành cách đây 180 triệu năm. Địa danh này nằm tại xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Bãi biển Khai Long có bãi cát uốn lượn như những con rồng dọc bờ biển ở ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng, biển ở đây có vẻ đẹp hoang sơ.

Vườn dâu Cái Tàu nằm ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Đây là xứ sở của hàng ngàn cây dâu. Du khách nên đi trên những chiếc xuồng ba lá, luồn lách qua những con rạch nhỏ để thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên và thưởng thức trái dâu thơm ngọt trong tầm tay với.

Du ngoạn sông Trẹm: Với chiều dài 42 km, xuất phát từ Kiên Giang đến ngã ba Cái Tàu, Cà Mau. Sông Trẹm đẹp lạ bởi dòng nước thay đổi theo mùa, thời gian. Mùa mưa nước sông màu đỏ, điểm xuyến là những nhánh bông lục bình xanh biếc trôi theo dòng. Mùa khô nước sông màu trắng đục, hai bên là những hàng dừa nước xanh biếc.
Sông nước Cà Mau luôn là điểm đến thích thú của nhiều du khách. Ảnh:Oceanlinktravel.

Đình Tân Hưng là di tích lịch sử được xây dựng từ năm 1907. Đây là nơi các chiến sĩ cộng hòa vệ binh ở lại xây công sự, đào chiến lũy chiến bị chiến đấu lâu dài với thực dân Pháp.

Ăn uống

Lẩu cá lăng nấu chua có phần nước đậm đà, vị chua, ngọt, cay đặc trưng. Món này được ăn kèm bông so đũa, bắp chuối miệt vườn.

Món ngon từ ba khía được xem là đặc trưng và nổi tiếng nhất miền đất này. Ba khía làm gỏi ăn với cơm nếp, luộc hay rang me chấm với muối tiêu chanh. Món này có vị thịt thơm đặc trưng, khó cưỡng.

Cá lóc nướng trui là món ăn có vị ngọt thanh tao, thơm của nước phù sa và vị mặn của biển quê hương.

Cháo cá kèo là món ăn bình dân của người Cà Mau. Món này có nhiều chất dinh dưỡng, thơm thịt và đậm đà.

Đuông chà là chiên bột, tẩm nước mắm hay đuông “lội sông” luôn là lựa chọn của nhiều thực khách.

Đuông chà là là món ăn dinh dưỡng nhưng đầy thử thách. Ảnh: Nghệ Nguyễn.

Quà mua về

Du khách có thể mua các loại hải sản tươi ngon, giá rẻ trong ngày hay các loại khô nổi tiếng như: khô cá lóc đồng, khô cá lù đù, khô cá sặc bổi, khô cá thòi lòi và đặc biệt là mật ong nguyên chất từ rừng U Minh.

Vietravel tiên phong mở rộng khai thác đường bay Cần Thơ - Bangkok

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015 / No Comments
Vào ngày 21/7/2015, Vietravel và UBND TP.Cần Thơ tiếp tục khai trương chuyến bay “Cần Thơ – Bangkok”. Đường bay mới không chỉ kết nối hai thành phố du lịch nổi tiếng mà còn khẳng định vị thế hàng đầu của Vietravel, doanh nghiệp lữ hành luôn tiên phong tạo ra xu hướng đột phá, mang dấu ấn thương hiệu riêng mình.
Đường bay Cần Thơ – Bangkok - hành trình kết nối du lịch, văn hóa đặc sắc

Sau thời gian ngắn triển khai với tần suất 2 chuyến/tuần, đường bay Cần Thơ – Đà Lạt do Vietravel khai thác vào tháng 5/2015 đã thu được những thành công bước đầu. Từ thành công trên, Vietravel và UBND thành phố Cần Thơ tiếp tục thống nhất mở đường bay Cần Thơ – Bangkok (Thái Lan) phục vụ nhu cầu du lịch của người dân hai nước. Với đường bay mới này, công ty Vietravel phối hợp cùng UBND TP.Cần Thơ, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại TP.HCM và hãng hàng không Thai VietJet Air thực hiện đường bay. Chuyến bay đầu tiên sẽ khởi hành vào ngày 21/7 với tần suất 5 ngày/chuyến, sử dụng máy bay Airbus A320, 180 chỗ.


Sản phẩm mới này giúp du khách đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng khám phá “xứ sở nụ cười”, rút ngắn thời gian di chuyển bằng hành trình bay thẳng thay vì phải mất 4 tiếng đi ô tô lên TP.HCM như trước đây. Là một trong những địa danh hấp dẫn nhất Việt Nam với văn hóa miền sông nước đặc sắc, Cần Thơ không những được mệnh danh là thủ phủ Tây Nam bộ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng như: Tiền Giang,Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau… Thành phố đã có đường bay thẳng đến Hà Nội, Phú Quốc,Côn Đảo, Đà Nẵng, Đà Lạt... Vì thế, việc khai trương đường bay Cần Thơ – Bangkok là cơ hội vàng để Cần Thơ quảng bá hình ảnh du lịch sông nước đặc trưng của khu vực Tây Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đến với du khách Thái Lan – một trong những thị trường tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.

Tour Thái Lan và dấu ấn 20 năm của Vietravel


Năm 2015, Vietravel tròn 20 năm thành lập (20/12/1995 – 20/12/2015), đó cũng là thời gian công ty tâm huyết xây dựng sản phẩm Thái Lan dành cho du khách Việt Nam. Trải qua rất nhiều cuộc biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế châu Á… nhưng bằng chính sách phù hợp, công ty luôn giữ vững thị trường truyền thống này. Theo thống kê, lượng khách đi Thái Lan tại Vietravel chiếm 40% số khách đăng ký tour du lịch nước ngoài.

Thành công này đến từ chiến lược phát triển dài hơi, bền vững và sáng tạo cho thị trường Thái, điểm khác biệt chính là mức giá tốt nhất thị trường– thành quả của quá trình liên kết chặt chẽ với các đối tác lâu năm tại Thái Lan. Có những thời điểm, tour Thái được bán với giá “rút đáy thị trường” mà chất lượng dịch vụ không đổi đã tạo nên cơn “sốt” thực sự đối với du khách. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng lên, luôn sử dụng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3* trở lên, gần trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho du khách đi mua sắm, dạo chơi về đêm. Tần suất khởi hành dày, từ 3 – 4 chuyến/ngày và liên tục bổ sung những điểm đến hấp dẫn… cũng là một trong những lợi thế giúp Vietravel luôn giữ vững ngôi đầu trong thị trường tour Thái.


Xuất phát từ kinh nghiệm điều hành và uy tín nhiều năm nay, Vietravel quyết định xây dựng sản phẩm Thái mang bản sắc riêng. Đó sẽ là những chuyến bay thuê bao (charter), chuyên phục vụ khách hàng Vietravel với dịch vụ và mức giá tốt nhất. Trước khi khởi động đường bay mới Cần Thơ - Bangkok, công ty đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay thuê chuyến (charter) kết nối Đà Nẵng - Bangkok; Huế - Bangkok; TP.HCM - Bangkok để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Với sứ mệnh nâng cao chất lượng phục vụ, góp sức cùng các địa phương phát huy tiềm năng sẵn có, Vietravel trong thời gian tới sẽ phối hợp với một số địa phương nghiên cứu mở thêm các đường bay mới. Đây cũng là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của công ty: tiên phong sáng tạo nên những giá trị mới, gắn kết cùng các địa phương phát triển và mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng.
VÉ MÁY BAY CẦN THƠ – BANGKOK
Giá vé bình quân: 2.699.000 VND/lượt (Đã bao gồm thuế, phụ phí hàng không, hành lý…)

TOUR CẦN THƠ - BANGKOK – PATTAYA (5 ngày - 4 đêm)
Bay trực tiếp từ Cần Thơ, khách sạn 3*, tặng show Muay Thái
Giá tour: 6.890.000 VND/khách
Khởi hành: 21, 25, 29/7; 2/8

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau tham gia “Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long 2015

/ No Comments
Từ ngày 27/6/2015 đến ngày 3/7/2015, tại thành phố Cần Thơ diễn ra sự kiện Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015. Đây là một sự kiện quy mô cấp vùng lần đầu tiên được Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ và Công ty Sen Vàng tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tỉnh, thành có thế mạnh về du lịch trong cả nước và các thành phố thuộc các nước tiểu vùng MeKong như: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào…

Tuần lễ du lịch xanh ĐSCL năm 2015 là hoạt động nhằm tạo điểm nhấn cho du lịch vùng ĐBSCL; đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng và tìm giải pháp liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Tuần lễ du lịch sẽ diễn ra các hoạt động chính bao gồm: Triển lãm hội chợ du lịch, thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long 2015; hội thảo “Liên kết phát triển dulịch xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”; hội nghị “Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; hội thi ẩm thực “Hương vị đồng bằng”; chung kết Hội thi “Hoa khôi đồng bằng”; đêm “Sắc màu phương Nam” và hội thi văn nghệ dành cho các hướng dẫn viên du lịch tài năng, đêm hội ngộ và giao lưu với nghệ sĩ; lễ hội đường phố…

“Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL” là sự kiện thu hút du khách đến với miền tây sông nước. Tham gia các hoạt động này sẽ là cơ hội để các tỉnh, thành cả nước quảng bá thương hiệu du lịch đến với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy nhu cầu tham quan, mở rộng thị trường du lịch, tạo sự phát triển bền vững của ngành du lịch trong khu vực, đặc biệt là du lịch xanh, cũng như góp phần xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch; làm chuyển biến mạnh mẽ về phát triển du lịch ĐBSCL trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ Tuần lễ du lịch xanh sẽ diễn ra Triển lãm hội chợ thương mại và du lịch ĐBSCL 2015 với quy mô 1.200 – 1.500 gian hàng. Hội chợ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, là cơ hội đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra còn là dịp để các trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh thành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trao đổi, tìm hiểu thông tin, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng cũng như tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch tiếp cận hợp tác kinh doanh các thị trường khách du lịch trọng điểm và tiềm năng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch Cà Mau, Trung tâm Thông tin và Quảng bá du lịch tỉnh Cà Mau được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo phối hợp cùng các đơn vị tham gia triển lãm quy mô gian hàng 36m2 với chủ đề “Du lịch Cà Mau vươn lên từ Mũi đất xanh”. Gian hàng được thiết kế với không gian mở và trang trí bằng các hình ảnh điểm đến, danh thắng, di tích, văn hóa, lễ hội, hình ảnh khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, khu Ramsar thế giới mang đậm nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất cực nam tổ quốc để du khách đến tham quan có thể cảm nhận được đến với đất Mũi Cà Mau là đến với biển, với rừng, hòa mình vào không gian bao la nơi cuối trời Tổ quốc






Gian hàng triển lãm du lịch Cà Mau tại Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2015 tại thành phố Cần Thơ

- Ảnh: Đại Ngoan

Đến với gian hàng triển lãm du lịch Cà Mau quý du khách sẽ ấn tượng cách trưng bày, triển lãm hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập ngọt như: cây đước, cây tràm, tổ ong mật, tổ chim dòng dọc… Hình ảnh panô con tàu với cánh buồm căng gió đang rẽ sóng vươn ra khơi giữa lòng thành phố được mệnh danh vùng đất Tây Đô là biểu tượng tự hào không chỉ của người dân Cà Mau mà còn là niềm tự hào của mọi người con đất Việt, ai cũng mong trong đời được đặt chân đến mảnh đất địa đầu cực nam. Đây sẽ trở thành điểm nhấn nổi bật của gian hàng du lịch Cà Mau tại Tuần lễ Du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long 2015.

Tại gian hàng triển lãm du lịch Cà Mau trưng bày các đặc sản quà tặng sản vật đặc trưng: Mật ong rừng U Minh, khô cá Thòi Lòi, tôm khô, cá khô bổi, khô cá lóc, khô cá kèo, dưa bồn bồn, ba khía… Cùng các ấn phẩm du lịch, tài liệu chương trình du lịch, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi, tập gấp, đĩa phim giới thiệu về du lịch Cà Mau như: sách hướng dẫn du lịch Cà Mau- Việt Nam, ẩm thực Cà Mau, đĩa phim khám phá Mũi đất xanh…để du khách tham quan tìm hiểu.

Du khách hãy đến với gian hàng Cà Mau tại Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2015 để cảm nhận và khám phá Cà Mau – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với những cánh rừng tràm, rừng đước xanh bạt ngàn, sông nước mênh mông, con người hiền hòa và phóng khoáng nằm giữa lòng thành phố Cần Thơ.

Hưởng ứng ngày du lịch Việt Nam 9/7: Ða dạng hoá sản phẩm du lịch

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015 / No Comments
Năm 2014, Cà Mau đón trên 917.000 lượt khách, tăng 7,83% về mặt số lượng so với trước. Trong đó có hơn 19.500 lượt khách quốc tế. Cuối năm 2015, khi đường Hồ Chí Minh thông thương từ Năm Căn về Đất Mũi, lượng khách du lịch đến với tỉnh dự kiến sẽ tăng vọt. Cùng với cơ hội này, ngành du lịch địa phương đã chuẩn bị những nền tảng nhất định, tạo nên kỳ vọng cất cánh cho du lịch Cà Mau trong những năm tới.
Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau được thiên nhiên ưu ái ban tặng những tài nguyên du lịch đặc sắc với 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất than bùn đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới và Khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới. Với thiên nhiên kỳ thú đó, tỉnh đã và đang phát huy tối đa nội lực của mình, đưa Cà Mau thành nơi phát triển du lịch trọng điểm của cả nước.
Du khách tham quan rừng ngập mặn Mũi Cà Mau.
Bỏ qua những yếu tố khách quan như kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất còn hạn chế, ngành du lịch Cà Mau đã có những hành động thiết thực và hiệu quả để “làm du lịch” một cách có quy hoạch và bền vững hơn. Những năm gần đây, du lịch Cà Mau có những bước tiến vượt bậc về việc đa dạng hoá sản phẩm; xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ theo tuyến du lịch; nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điểm đến có liên quan.

Nếu như trước đây Cà Mau không có nhiều điểm du lịch, ngoại trừ Công viên Văn hoá Du lịch Mũi Cà Mau, nơi có mốc toạ độ quốc gia – điểm cực Nam Tổ quốc. Khách du lịch đến Cà Mau thường chỉ dừng xe tại Năm Căn rồi lên ca nô xuống Ðất Mũi và về. Thì giờ đây, khi đến với mảnh đất này, khách du lịch được lựa chọn các sản phẩm khác nhau. Tiêu biểu như sản phẩm du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi du khách được thử cảm giác làm ngư dân chính hiệu qua các công việc như: xổ vuông, giăng lưới, sạc sò, bắt ốc len… dưới sự hướng dẫn của chính các hộ dân xã Ðất Mũi. Loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại đây góp phần giữ chân khách lâu hơn, để hiểu thêm về đời sống của những ngư dân điểm đầu cực Nam Tổ quốc.

Còn đến với rừng U Minh Hạ, du khách sẽ không khỏi bất ngờ, thú vị khi được vào rừng trải nghiệm nghề gác kèo ong đặc trưng của vùng rừng tràm U Minh Hạ, hoà mình vào thiên nhiên của hệ sinh thái rừng tràm thông qua các thú vui như đặt trúm, giăng câu… và thưởng thức các món ăn dân dã như lẩu mắm, rau đồng.

Ngoài các sản phẩm được tạo nên từ tự nhiên, các khu, điểm du lịch cũng được đầu tư, nâng cấp như Di tích Lịch sử hòn Ðá Bạc, Khu Du lịch Khai Long… Ðặc biệt, Khu Du lịch Sinh thái Quốc tế đã đi vào hoạt động tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tạo nên 1 điểm du lịch hấp dẫn, yên bình nằm cạnh trung tâm thành phố. Những tiền đề này đã minh chứng cho chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm của ngành du lịch Cà Mau.

Song song với việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, Cà Mau còn chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu thông qua đặc sản địa phương đến với du khách. Tỉnh đã khuyến khích và hỗ trợ bà con nông dân xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm như: tôm khô Rạch Gốc, cá bổi U Minh, mật ong rừng U Minh Hạ… Trong đó, nổi bật có thương hiệu RUM.CM đã được đăng ký nhãn hiệu, từng lọt vào danh sách đề cử “Sản phẩm Việt Nam được tin dùng nhất” của UBND tỉnh Cà Mau trong chương trình “Người Việt – hàng Việt” năm 2010.

Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh cũng được phê duyệt xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm tuyến Cà Mau – U Minh – sông Trẹm, tuyến Cà Mau – Vườn Quốc gia U Minh Hạ – Ðá Bạc và tuyến Cà Mau – Cái Nước – Năm Căn – Ðất Mũi. Dọc theo các tuyến, khách du lịch có thể dừng chân và thưởng thức các đặc sản địa phương như: trái cây, khô cá bổi, dưa bồn bồn… Dự kiến khi đưa vào hoạt động, các điểm dừng chân sẽ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao vai trò và thu nhập của cộng đồng địa phương, hướng tới phát triển du lịch một cách bền vững.

Năm 2010, Trung tâm Thông tin và Quáng bá du lịch Cà Mau được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý các khu du lịch Cà Mau, với nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện các hoạt động về công tác thông tin, quảng bá dịch vụ; quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình do Nhà nước đầu tư tại các khu, điểm du lịch được giao quản lý trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trung tâm còn có chức năng làm đầu mối để liên doanh, liên kết và kinh doanh các dịch vụ phục vụ du lịch, lữ hành đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Sau gần 5 năm thành lập, trung tâm đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Các ấn phẩm của trung tâm phát hành phục vụ công tác thông tin du lịch như bản đồ du lịch, đĩa phim tư liệu, sách hướng dẫn và nội dung Cổng thông tin điện tử về du lịch Cà Mau camautourism.vn đã chuẩn hoá nội dung giới thiệu các điểm, khu du lịch của tỉnh, cung cấp đến nhà đầu tư và du khách những thông tin hũu ích. Ngoài ra, trung tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình, sự kiện du lịch trong và ngoài nước, tham gia gian hàng trong các hội chợ triển lãm cấp vùng và cấp quốc gia với vai trò là nhà xúc tiến, quảng bá chuyên nghiệp cho du lịch Cà Mau.

Các hoạt động trên đã góp phần làm cho lượng khách đến Cà Mau tăng theo hằng năm: từ 760.000 lượt khách, doanh thu 192 tỷ đồng (năm 2010) lên 917.110 lượt khách, doanh thu 252 tỷ đồng vào năm 2014, trung bình mỗi năm tăng hơn 5% về số lượng và gần 8% về giá trị). Trung tâm còn chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến, làm cầu nối cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu phát triển du lịch Cà Mau. Bằng những hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể, trung tâm khuyến khích người dân địa phương tham gia sâu hơn vào hoạt động du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, đồng thời tăng thu nhập cho cộng đồng.

Ngày 19/6/2015, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Ban Quản lý khu sinh quyển, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học Phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, trong đó nhấn mạnh giá trị về lĩnh vực du lịch. Theo đó, hội thảo thống nhất kiến nghị UBND tỉnh và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh có những giải pháp hành động cụ thể nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị du lịch của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

Các nhóm giải pháp bao gồm: Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường; Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch sinh thái; Khôi phục các làng nghề truyền thống; Hỗ trợ các mô hình du lịch cộng đồng của người dân và doanh nghiệp địa phương; Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; và xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch.

Với những hành động cụ thể đó, khi đường Hồ Chí Minh về đến xã Ðất Mũi hoàn thành vào cuối năm 2015, du lịch Cà Mau đã có những nền tảng để đón tiếp và phục vụ, nâng cao sức chứa và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Thông qua đó, phát huy giá trị của ngành du lịch trong việc tạo đòn bẩy phát triển kinh tế địa phương và nâng cao thu nhập cho cộng đồng.

Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng

/ No Comments
Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng – Thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển
Vàm Lũng có tên trên bản đồ là sông Năng, thuộc ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau…


Ngọn rạch Vàm Lũng nối liền với ngọn sông Vinh Hạn, qua tắc Cái Tư. Trên rạch Vàm Lũng có nhiều kinh, rạch nhỏ; có hai con rạch lớn là Xẻo Dà, Bào Lôi là hai ụ đậu tàu chính của bến Cà Mau.

Ngày 16/10/1962, con tàu Phương Đông 1 do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên đã vào bến an toàn, đã mở thông tuyến đường vận tải quân sự trên biển Đông- con đường mang tên Bác.
Tổng các cụm bến của đoàn 962 tiếp nhận 124 chuyến tàu vào bến. Riêng cụm bến Cà Mau tiếp nhận 76 chuyến. Trong đó, riêng bến Vàm Lũng và Kiến Vàng tiếp nhận 68 chuyến.

Ngày 01/01/1967, con tàu mang số 69 do thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước chỉ huy, sau khi vào bến bốc hàng xong, khi quay trở ra miền Bắc đã gặp địch ở ngoài khơi, tàu vừa chiến đấu vừa quay lại bờ. Trong tầm bắn có hiệu lực, hỏa lực của quân và dân ta ở cửa Kiến Vàng đã nổ súng chi viện… Tàu 69 quay được vào Vàm Lũng, tạo nên một di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển ở Cà Mau.

Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015 / No Comments
Hòn Đá Bạc tọa lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cách đất liền 480m, diện tích tự nhiên 6,34ha, gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc lẻ và Hòn Đá Bạc…
Xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là nơi Đảng bộ tỉnh tour du lịch Cà Mau lãnh đạo hàng trăm gia đình vào đây lập “làng rừng” để chở che, nuôi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng. Hưởng ứng phong trào Đồng khởi 1960, Đảng ủy xã Khánh Bình Tây phát động nhân dân nổi dậy phá khu trù mật của địch, chống khủng bố, càn quét, lập công trường sản xuất súng, lựu đạn, mã tấu, giao gâm…
Là vùng căn cứ cách mạng, nên trong hai cuộc chiến, địch tập trung toàn bộ lực lượng chủ lực và phương tiện chiến tranh đánh phá ác liệt, chúng mở nhiều chiến dịch, nhiều cuộc càn quét đánh vào vùng căn cứ U Minh như: “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” “Nhổ cỏ U Minh”… hòng tiêu diệt lực lượng của ta, mà xã Khánh Bình Tây là một trong các trọng điểm của chúng, gây cho dân ta nhiều đau thương mất mát, trên 100 đồng bào ta bị sát hại, có gia đình chết chung một hầm 27 người…
Tháng 6 năm 1970, địch chiếm đóng Hòn Đá Bạc, chúng bố trí một trung đội pháo và đặt hai khẩu pháo 105 ly nhằm khống chế toàn bộ biển Tây cho đến sông Ông Đốc và vào đất liền. Ngày 7 tháng 12 năm 1971, cùng với phong trào chung của tỉnh, quân dân xã Khánh Bình Tây bao vây bức rút đồn Hòn Đá Bạc và các đồn còn lại trong xã. Kết quả ta tiêu diệt và bắn bị thương hàng trăm tên địch, thu trên 100 ngàn đạn các loại, 300 đạn pháo 105 ly và nhiều quân trang quân dụng khác. Chiến thắng của quân dân xã Khánh Bình Tây góp phần không nhỏ cho công cuộc kháng chiến giải phóng tỉnh nhà, giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày giải phóng, cả nước bắt tay khắc phục những hậu quả của chiến tranh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về đời sống, diễn biến các loại tội phạm ngày càng phức tạp… Trong bối cảnh đó, bọn phản động quốc tế ráo riết tiến hành kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, chúng bí mật đưa gián điệp, biệt kích, chuyển nhiều loại vũ khí, tiền bạc về nước, chúng sử dụng những tên lính lưu vong làm lực lượng nồng cốt, móc nối, tập hợp với những tên phản động trong nước liên kết thành những tổ chức, liên minh phản cách mạng để thực hiện các kế hoạch bạo loạn, cướp chính quyền. Đặc biệt là tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”do Lê Quốc Túy làm Chủ tịch, Mai Văn Hạnh đồng Chủ tịch ủy viên sáng lập, Huỳnh Vĩnh Sanh đồng Chủ tịch quốc nội phụ trách trí thức, Hồ Thái Bạch phụ trách cao đài quốc nội, Lê Quốc Quân (em ruột Lê Quốc Túy) phụ trách lực lượng vũ trang, các tên Trần Văn Bá, Lê Văn Hân, Trần Văn Vệ, Bùi Văn Nam Sơn được giao nhiệm vụ tổ chức huấn luyện tại mật cứ ở nước ngoài để tung gián điệp, biệt kích về hoạt động tại Việt Nam.

Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh nhiều lần đi các nước để cấu kết với các tổ chức thù địch với Việt Nam để xin vũ khí, đạn dược, tiền bạc… chúng còn đến các trại tỵ nạn để tuyển mộ lực lượng đưa về huấn luyện tại mật cứ. Từ khi thành lập đến năm 1984, chúng đã mở 14 lớp huấn luyện, tổng số 400 tên, mổi tên có một bí số riêng.
Ngày 06 tháng 01 năm 1981, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh bắt đầu tổ chức đưa lính biệt kích vào Việt Nam, toán gián điệp đầu tiên do Lê Hồng Dự mang bí số K34 làm toán trưởng xâm nhập bằng đường bộ vào tỉnh An Giang, chúng âm mưu móc nối với tổ chức phản động, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho những bước hoạt động tiếp theo.
Nhưng với ý thức cảnh giác và sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng An ninh kịp thời phát hiện, truy lùng, bắt gọn những tên xâm nhập và lập chuyên án đấu tranh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ nội vụ triệu tập một số cán bộ chủ chốt của lực lượng An ninh, Trưởng ty Công an các tỉnh bàn kế hoạch chống bọn gián điệp, biệt kích xâm nhập vào Việt Nam.
Qua nghiên cứu, điều tra, đơn vị An ninh của ta nhanh chống làm rõ hệ thống tổ chức phản động ở nước ngoài do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, cũng như ý đồ của bọn phản động quốc tế sử dụng tổ chức này để chống phá Việt Nam. Vì vậy chúng ta dự báo được tuyến đường xâm nhập, địa bàn hoạt động của chúng và đề ra phương án chống lại chúng.
Đúng như dự đoán, ngày 12 tháng 5 năm 1981, chúng cho một toán gồm 09 tên xâm nhập bằng đường biển vào địa bàn huyện Trần Văn thời, đây là toán biệt kích mở đường cho hướng xâm nhập mới, đồng thời giữ vai trò là “Tổ đầu cầu” có nhiệm vụ móc nối với các tổ chức phản động trong nước, duy trì liên lạc giữa bọn bên trong với trung tâm chỉ huy của chúng ở nước ngoài, tiếp nhận lực lượng biệt kích, vũ khí phân phối cho các tổ chức phản động trong nước. Nhưng với tinh thần cảnh giác, lực lượng An ninh của ta, kịp thời phát hiện truy bắt gọn toàn bộ nhóm biệt kích khi chúng chưa kịp liên lạc với trung tâm chỉ huy. Qua công tác đấu tranh, giáo dục, các đối tượng bị bắt đều nhận được tội trạng và tình nguyện cộng tác với ta để lập công chuộc tội. Chiến công đầu tiên này có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở ra cho ta hướng đấu tranh mới là “Dùng người của địch để đánh lại địch”.
Nhằm thực hiện kế hoạch mới, Lãnh đạo Bộ Nội vụ, tổ An ninh K4/2 tổ chức cuộc họp và đề ra mục tiêu, biện pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh, đấu trí nhằm đưa toàn bộ lực lượng xâm nhập của địch theo ý đồ của ta, để ta tiêu diệt. Qua cuộc họp, Bộ Nội vụ thành lập Ban chỉ đạo gồm những đồng chí dày dạn kinh nghiệm ở Bộ và Công an các tỉnh để tổ chức triển khai kế hoạch phản gián mang bí số KHCM12 (Kế hoạch CM12). Kế hoạch CM12 là kế hoạch phản gián có tầm cở chiến lược vì đối tượng đấu tranh của ta gồm hàng ngàn tên ở trong nước và ngoài nước, địa bàn đấu tranh rộng khắp các tỉnh phía Nam, trãi dài dọc biển Đông đến các đảo phía Bắc và vươn ra đến các nước trong khu vực. Đồng thời phải triển khai đồng thời, đồng bộ nhiều kế hoạch phản gián liên hoàn trong một thời gian dài trên địa bàn rộng với các loại đối tượng khác nhau. Do đó mọi lực lượng, mọi chuyên án liên quan đến kế hoach CM12 phải được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất và chặt chẻ của Ban chỉ đạo kế hoạch CM12.
Thực hiện kế hoạch, Ban chỉ đạo quyết định tiến hành việc bắt liên lạc với trung tâm chỉ huy của địch. Để bảo đảm cho phiên liên lạc, ta động viên, thuyết phục và đặt niềm tin cho hiệu thín viên, tạo điều kiện cho hiệu thín viên làm chủ máy móc. Chiều ngày 22 tháng 5 năm 1981 ta tổ chức thành công phiên liên lạc, khi tiến hành liên lạc, trung tâm của địch không mảy may nghi ngờ và hứa thực hiện các phiên liên lạc tiếp theo, bức điện ngắn có nội dung “Tàu đã vào đến nơi, anh em an toàn”. Cũng chính từ đây, kế hạch CM12 được triển khai trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Đồng chí Trần Phương Thế tức Tám Thậm lúc đó là trưởng phòng bảo vệ chính trị công an tỉnh Minh Hải được giao nhiệm vụ đóng vai người cơ sở nội địa của “Tổ đặc biệt” mang bí số NK01 đã tiếp xúc các đầu mối của địch và trực tiếp gặp Mai Văn Hạnh.
Từ thời điểm này, lực lượng An ninh của ta đã làm chủ hoàn toàn, “chiếc bẩy” được giương ra mà bọn Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cũng như quan thầy của chúng không hề hay biết, mà còn sẵn sàng thực hiện mọi yêu cầu của “lực lượng xâm nhập” và được kiểm soát, điều khiển của ban chỉ đạo kế hoạch CM12.
Ngày 09 tháng 9 năm 1981, Ban chỉ đạo kế hoạch CM12 sắp đặt cho xâm nhập chuyến hàng tiếp theo bằng đường biển, trên con tàu quốc doanh đánh cá tỉnh Phú Khánh. Vừa tiếp đất, toán biệt kích bị ta bắt gọn mà bọn cầm đầu ở trung tâm không hay biết, không mảy may nghi ngờ mà còn tập trung chuẩn bị một số lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh, mở nhiều lớp huấn luyện biệt kích, lập các đài liên lạc vô tuyến, sắm thêm đội tàu vận tải, in tiền giả Việt Nam để đưa vào nước ta và liên tục thực hiện những bước phiêu lưu mới.
Ngày 21 tháng 9 năm 1981, chúng đưa vào 10 tấn vũ khí. Đầu tháng 02 năm 1982 ta nhận được bức điện có nôi dung “Tàu sẽ đổ hàng vào đêm rạng 05 tháng 02 năm 1982, chuẩn bị đổ từ Hòn Đá Bạc đến rạch Tiểu Dừa, địa điểm cụ thể do “Tổ đặc biệt” quyết định, một tuần vào một chuyến khoảng 115 tấn vũ khí, có tất cả sáu chuyến. Ngày 13 tháng 4 năm 1982, bọn chúng đưa 2 tàu Thái Lan xâm nhập vào Đầm Cùng. Ngày 01 tháng 6 năm 1982 chúng cho 2 tàu B2 và B3 chở lính biệt kích và vũ khí xâm nhập vào Lung Tràm… Do nắm chắc được kế hoạch, âm mưu, ý đồ của của địch, nên Ban chỉ đạo kế hoạch CM12 liên tục cung cấp cho chúng những tin tức hấp dẫn, buộc chúng lần lượt thực hiện 20 chuyến xâm nhập lính biệt kích, vũ khí, phương tiện chiến tranh và tiền giả về Việt Nam. Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cũng được ta sắp đặt, lần lược về nước nhiều lần để tham quan “Mật cứ” cũng như gặp bọn cầm đầu các tổ chức phản động trong nôi địa.
Ngày 09 tháng 9 năm 1984, lực lượng An ninh của ta đón bắt chuyến xâm nhập cuối cùng trong kế hoạch CM12 tại Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. Trong chuyến cuối cùng này ta bắt được tên Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá và trên 100 tên biệt kích, gián điệp, số còn lại ngoan cố chống cự bị ta nổ súng tiêu diệt, ta thu được 2 tàu và hơn 2.000 khẩu súng gồm: DKZ, B40, đại liên, trung liên, tiểu liên và 867.186 đạn các loại, 20.000 lựu đạn, 10.787 đạn B40, 21 đạn DKZ, 1.000kg thuốc nổ, 9 máy vô tuyến điện, 2 máy bộ đàm, 300 triệu tiền giả Việt Nam và nhiều quân trang quân dụng khác.
Đến tháng 12 năm 1984, ta bắt và truy bắt toàn bộ gián điệp, biệt kích xâm nhập và đưa vụ án ra xét xử công khai tại thành phố Hồ Chí Minh, trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn đồng bào, cùng hàng trăm nhà báo trong nước và quốc tế.
Kế hoạch CM12 thắng lợi là một chiến công lớn của lực lượng An ninh ta, thắng lợi đó đã làm thất bại âm mưu, ảo vọng lật đổ chính quyền cách của lực lượng thù địch, phản động ở trong nước cũng như nước ngoài, thắng lợi đó càng khẳng định trình độ tổ chức, trình độ nghiệp vụ, trình độ chỉ huy của lực lượng An ninh và tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, sáng tạo của những cán bộ chiến sỉ tham gia kế hoạch CM12. Qua chiến công, hai tập thể, ba cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Hòn Đá Bạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia ngày 22 tháng 6 năm 2009.

Đầm Thị Tường

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015 / No Comments
Đầm Thị Tường là thắng cảnh thiên nhiên độc đáo nằm giữa hai huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân của tỉnh Cà Mau, đang cần được bảo vệ và phát triển. Môi trường sinh thái với vẻ đẹp hoang sơ và những nét văn hóa gắn liền với nhiều chiến tích lịch sử. Đây cũng là điểm thu hút khách du lịch hè này.
Đầm Thị Tường gắn liền với một truyền thuyết kỳ lạ: Xưa kia, bà Tường là một trong những người đầu tiên đi mở đất ở tour du lich Ca Mau, đã kiên cường, dũng cảm đứng ra xua đuổi bầy chim do Chúa Hổ sai lấy đá lấp biển vì giận vua Thủy Tề đã từ chối sính lễ cầu hôn lấy công chúa của Chúa Hổ. Những khoảng trống do bà Tường canh giữ vẫn còn nguyên vẹn không bị đá che lấp, để cá tôm sinh sản nuôi sống con người. Cảm động trước công đức của bà, người dân đã lấy tên bà đặt tên cho đầm tức là Đầm Thị Tường ngày nay.

Đầm Thị Tường nằm giữa lòng đồng bằng bao la, bốn bể là dừa nước xanh rờn. Đầm được hình thành bởi ba đầm chính: đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài. Trong đó, đầm giữa là lớn nhất. Đầm trải rộng gần 2km và dài tới hơn 10km, diện tích mặt nước khoảng 700ha. Trên Đầm có nhiều dãy nhà sàn lớn nhỏ nằm rải rác, mỗi nhà cách nhau khoảng 100m. Khoảng cách đó chính là ranh giới của mỗi hộ làm nghề khai thác thủy sản ở đây. Mỗi xóm nhà như một khu làng nhỏ nằm phơi trên mặt nước mênh mông với nò, đó, chài lưới… Đầm Thị Tường chứa đựng những tài nguyên vô cùng quý giá và to lớn về hệ sinh thái biển.
Đến Đầm Thị Tường – một trong những đầm nước tự nhiên lớn nhất khu vực ĐBSCL, ta như lạc vào Phá Tam Giang xứ Huế. Buổi sáng, đầm yên ắng trong làn nước trong vắt, cảnh vật huyền ảo bởi những áng mây hồng. Dưới mặt đầm ông mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên khỏi mặt nước, tạo nên những vệt sáng loáng. Phong cảnh đầm như bức tranh quê biển hữu tình, sống động bởi tiếng chim muông gọi bầy chào đón bình minh; du khách sẽ cảm nhận được sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn, ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương đất nước, thưởng thức những món ăn đặc sản do người dân nơi đây chế biến rất hấp dẫn và nghe họ kể chuyện cuộc sống sinh hoạt ở trên đầm.
Ảnh: Thanh Dũng